
Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ là bệnh gì? Chữa khỏi thế nào?
Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ là triệu ...
Ngày đăng: 07/04/2021 |
Lượt xem: 130
Thủy đậu là bệnh phổ biến hiện nay khiến nhiều người lo lắng, bởi bệnh ngoài ra có thể để lại sẹo hay các vấn đề liên quan khác. Bệnh thủy đậu có lây không là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi trong nhà hoặc có người quen là người đang mắc bệnh. Cùng tìm hiểu cụ thể về bệnh và các loại thuốc điều trị bệnh hiện nay trong bài viết sau đây.
Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là cháy rạ, phỏng rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tác nhân gây bệnh là virus Varicella Zoster (VZV), thuộc họ Herpesviridae. Theo thống kê hàng năm của Bộ Y tế thì bệnh này đang có xu hướng tăng vào những tháng đầu xuân và đầu hè. Đồng thời, theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo rằng thời điểm giao mùa là yếu tố khiến bệnh thủy đậu bùng phát mạnh và lượng ca mắc bệnh tăng cao.
Đây là bệnh mà bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm và mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Năm 2018, thống kê từ Hội Y học Dự ghi nhận hơn 31.000 trường hợp mắc thủy đậu ở nước ta. Trong đó, có đến 90% người bị nhiễm bệnh là trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. Ở người lớn có tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn tuy nhiên vẫn có nhiều biến chứng nặng như: viêm màng não, nhiễm trùng nốt rạ, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan… thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh thủy đậu là bệnh rất truyền nhiễm và lây lan. Điều này khiến bệnh trở lên nguy hiểm hơn và là một trong những nguyên nhân gây ra sự tổn thương tâm lý cho người mắc phải. Đặc biệt là trẻ nhỏ, do đó phụ huynh cần an ủi và giải thích cho trẻ những điều cần thiết để trẻ cân bằng được tâm lý trong thời gian điều trị bệnh.
Bệnh truyền nhiễm thường khiến những người xung quanh lo lắng. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần. Để tránh nhiễm bệnh và vô tình truyền bệnh cho người khác, cần chú ý các con đường truyền nhiễm của bệnh như sau:
➤ Đường tiếp xúc trực tiếp: Người thường khi vô tình tiếp xúc với vết thủy đậu trên da người bị bệnh khi nó đang là mụn nước, hoặc dịch chảy ra từ các nốt phỏng sẽ bị nhiễm bệnh.
➤ Đường hô hấp ( hay còn gọi là nhiễm trùng nhỏ giọt): Virus gây bệnh thủy đậu có khả năng tồn tại trong các giọt nước bọt của người bệnh. Khi người bệnh hắt hơi, ho, sổ mũi, nói chuyện thì các virus gây bệnh vô tình theo các giọt bắn này lây lan ra môi trường. Người tiếp xúc với những giọt mang virus này cũng nhiễm virus thủy đậu.
➤ Đường tiếp xúc với vật trung gian: Ngoài tiếp xúc trực tiếp trên da thì thường xuyên tiếp xúc với vật dụng cá nhân của đối tượng mắc thủy đậu như khăn mặt, bàn chải đánh răng, giường chiếu,… cũng có nguy cơ cao gây lây lan bệnh.
➤ Nguy hiểm hơn, chúng ta có thể mắc thủy đậu khi tiếp xúc với những người mắc zona do sự tiềm ẩn của virus Varicella Zoster trong hệ thần kinh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch của người chưa từng mắc thủy đậu bị suy yếu thì mới bị lây nhiễm. Đồng thời bệnh sẽ không lây nhiễm thông qua các giọt bắn trong không khí do người mắc virus thủy đậu đang tiềm ẩn bắn ra.
Theo các nghiên cứu cho thấy rằng giai đoạn lây nhiễm cao nhất là khi phát bệnh và toàn phát khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể. Sau giai đoạn này thì mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống, và khả năng lây nhiễm sẽ còn xảy ra cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn.
Sau thời gian ủ bệnh, tức là trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Các biểu hiện của thủy đậu thường gặp sẽ biểu lộ ra như: Sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban… Trong một số trường hợp khó phát hiện bệnh là không có dấu hiệu bị thủy đậu rõ ràng, thường xuất hiện ở trẻ.
Lưu ý rằng, Theo các bác sĩ chuyên khoa, thủy đậu chỉ không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác khi các nốt bệnh thủy đậu đã khô, đóng vảy, và bắt đầu bong tróc và không xuất hiện thêm một mụn nước nào mới trên cơ thể (thường không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên nhưng có thể lâu hơn). Nhưng Varicella Zoster là loại virus có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể sau lần đầu tiên nhiễm bệnh và sẵn sàng hoạt động trở lại ngay khi có điều kiện thuận lợi.
Khi một người nhiễm thủy đậu, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc Acyclovir. Đây là thuốc đặc trị bệnh nhiễm trùng do vi rút gây nên. Thuốc này có tác dụng rất hiệu quả đối với virus và biểu hiện bệnh như:
★ Ức chế sự phát triển của vi rút thủy đậu
★ Hạn chế sự lan rộng của bệnh trên da
★ Giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian các đợt bùng phát của bệnh
★ Giúp vết thương mau lành, giảm đau, phòng ngứa, ngăn chặn các vết loét mới và chống bội nhiễm trên da.
★ Và có tác dụng hiệu quả nhất khi được sử dụng trong vòng 24 giờ trước khi nổi bọng nước.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc xanh Methylen (hay còn gọi là Methylene blue) cho bệnh nhân, đây cũng là một loại thuốc bôi thuỷ đậu quen thuộc. Methylen có tác dụng sát trùng, tránh sự lây lan của vi rút, giúp các vết mụn nước khô nhanh, đóng vảy và rụng và mau lành bệnh. Thuốc này thường có dạng dung dịch, có tính sát khuẩn nhẹ, tác dụng đặc trị một số bệnh viêm da khác. Đặc biệt là những bệnh ngoài da do vi rút gây ra và có tổn thương da phồng rộp, mụn nước như thủy đậu.
Người bệnh lưu ý rằng không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ. Các loại này không có khả năng chữa bệnh do virus gây ra. Điều này chỉ làm bệnh tình kéo dài nghiêm trọng hơn.
Đối với bệnh thủy đậu thì tiêm Vaccine ngừa thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài. Vaccine giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Là phương pháp được sử dụng rộng rãi và được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi, tiêm 1 lần.
- Tiêm 1 lần cho trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào.
- Đối với trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả ngừa bệnh sau khi tiêm chủng đầy đủ là từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 10% còn lại là có thể mắc bệnh, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không để lại biến chứng.
Bệnh thuỷ đậu ủ bệnh từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, nên một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu và có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu. Thì trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine thủy đậu để có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả.
Như vậy, bài viết này đã giới thiệu về bệnh thủy đậu và giải đáp câu hỏi bệnh thủy đậu có lây không? Đồng thời cung cấp một số loại thuốc điều trị bệnh phổ biến hiện nay cho độc giả. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh của bản thân, phương pháp, chi phí điều trị phù hợp. Hay muốn đặt lịch khám, vui lòng gọi ngay đến Hotline 0292 3736 333 hoặc làm theo hướng dẫn bên dưới để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng - đơn giản - thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
- Tư vấn qua số điện thoại: 0292 3736 333
- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa của chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp miễn phí và cho lời khuyên tốt nhất.
Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám trước, bạn vui lòng bấm vào ô tư vấn dưới đây
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm nha ở những làn da nhạy cảm thì thuốc Eosine 2% là sự lựa chọn của phù hợp. Thuốc dùng được cho nhiều đối tượng từ người
Thay đổi thời tiết, ô nhiễm không khí, các chất tẩy rửa mạnh là số ít trong những nguy cơ gây ra các dị ứng trên da. Nếu bị viêm da cơ địa phải làm sao? Thông thường, nhiều
Các bệnh về da liễu ở trẻ em là nỗi lo của tất cả các phụ huynh từ trước đến nay. Việc chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa ở trẻ 3 tháng đang là một trong những mối quan
Thông thường, các bệnh dị ứng trên da thường có những vùng viêm đặc trưng. Nhận biết bệnh ngoài da qua Hình ảnh viêm da cơ địa trên cơ thể sẽ nhanh chóng có được những
Hiện nay, các bệnh dị ứng về da như viêm da cơ địa thường phổ biến và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Những vết dị ứng và cảm giác ngứa ngáy ảnh hưởng đến
Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ là triệu ...
Hiện nay có nhiều phương pháp để xét nghiệm ...
Nguyên nhân không cương được khi quan hệ ...
Tăng kích thước cậu nhỏ bằng tay tại nhà ...
Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết hẳn phụ ...
Bệnh Thủy đậu trong giai đoạn điều trị ...
Bệnh thủy đậu có các dấu hiệu nhận biết ...
Thủy đậu là bệnh phổ biến hiện nay khiến ...